Pupama Khuyến mãi Pupama Khuyến mãi

Tắc sữa và những ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ cần bết

Phùng Thị Ngọc
Thứ Tư, 05/01/2022

Làm mẹ là một hành trình thiêng liêng, mẹ - một nghề vô cùng cao quý. Từ những ngày đầu mang thai cho đến khi chứng kiến con trưởng thành, không biết mẹ đã đổ bao giọt mồ hôi và rơi bao nhiêu nước mắt, nhưng vì con, mẹ vẫn luôn không kể lể lấy một lời. Nhưng đâu chỉ là mồ hôi và nước mắt, vì con, mẹ còn có thể hy sinh cả bản thân mình.Trước và trong quá trình nuôi con, hệ miễn dịch của mẹ không chỉ bị suy giảm một cách đáng nói mà mẹ cũng dễ mắc phải các bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cơ thể. 

Mối nguy hiểm từ việc tắc tia sữa mẹ cần biết

Tắc tia sữa không còn là cụm từ xa lạ gì với các mẹ bỉm sữa nữa. Chắc chắn mẹ nào cũng đã từng nghe qua và nhiều mẹ còn đang rất chật vật vì tình trạng này. Tắc tia sữa là hiện tượng bình thường của người phụ nữa sau sinh, tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết được những biến chứng và hậu quả đáng gườm khi bị tác tia sữa. Tắc tia sữa là tình trạng mà sữa của mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Điều này không chỉ khiến việc cho bé bú khó khăn mà còn gây đau đớn cho người mẹ. Nếu không được xử lý nhanh chóng, tắc tia sữa sẽ gây nên những vấn đề lớn hơn như dừng hẳn việc kéo sữa về, viêm vú gây ra nhiễm trùng. Việc bị tắc sữa sẽ trở nên nguy hiểm nếu nó kéo dài trên 5 ngày, biến chứng là các bệnh lý như: áp xe vú, viêm tuyến vú, viêm xơ tuyến vú mãn tính, hoại thư vú và viêm mô liên kết.

Vì không hiểu biết, có nhiều mẹ đã để tình trạng này kéo dài và gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Năm 2018, chị D.T.T chưa kịp hưởng trọn niềm hạnh phúc khi được làm mẹ thì một tai họa ập đến. Tháng 11 chị sinh con, đầu tháng 12 chị bị tắc tia sữa. Cơn sốt vì tắc tia sữa vốn tưởng như chỉ cần chờm nóng là hết, nhưng khiến chị bất tỉnh  ngay sau khi vào nhà vệ sinh. Ngay lập tức, chị được đưa đến bệnh viện gần nhà, 7 tiếng sau chị được chuyển lên bệnh viện tỉnh vì tình trạng “nguy hiểm khó lường”. Bác sĩ xác định chị bị áp xe vú dẫn đến nhiễm trùng máu. Những ngày sau đó chị bị nhiễm trùng đường ruột, suy thận, phải thở bằng máy, lọc máu, chân tay bầm tím và hoại tử dần. Bác sĩ nói, nếu may mắn thì giữ được tính mạng còn chân tay thì không giữ được. Đến ngày thứ 15, tình trạng của chị không còn kéo dài được nữa nên chị đành phải cắt bỏ hết tứ chi. Chị chấp nhận hy sinh vì sợ không còn sống để nhìn thấy mặt con sau này. 

Tắc tia sữa mặc dù biến chứng của nó rất nguy hiểm nhưng mẹ có thể phòng tránh và điều trị được nó khi mẹ thực hiện các bước sau: nhận biết được tình trạng tắc sữa, xác định nguyên nhân gây tắc sữa, massage và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hút sữa.

Phễu hút sữa là một giải pháp trong việc hút sữa cho các mẹ vô cùng tiện ích. Một chiếc phễu hút sữa tốt không chỉ giúp mẹ có sữa đều để nuôi con mà còn giúp mẹ tránh được các tình trạng tắc tia sữa, viêm nhiễm và các bệnh lý về ngực. Vì vậy mẹ hãy nên tham khảo các loại phễu hút sữa silicon để quá trình nuôi con được diễn ra dễ dàng hơn cũng như bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn, mẹ nhé.

Viết bình luận của bạn