Pupama Khuyến mãi Pupama Khuyến mãi

Phương pháp chữa mất sữa một bên cho mẹ bầu

Ngoc Han lanila Hoang
Thứ Ba, 15/02/2022

Sữa mẹ chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào trong sự phát triển đầu đời của bé. Bất cứ bà mẹ nào cũng mong muốn mang lại nguồn sữa dồi dào và dinh dưỡng cho con mình. Tuy nhiên, không phải mẹ bỉm nào cũng may mắn có đủ sữa cho con đến vậy. Có rất nhiều vấn đề làm ảnh hưởng tới việc cho con bú của mẹ sau sinh. Chẳng hạn như nhiều mẹ gặp rắc rối khi mất sữa hoàn toàn, hay bị mất ít sữa một bên ngực. Điều này có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa cung cấp cho bé và cả tâm lý, tinh thần của người mẹ. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ít sữa một bên và làm cách nào để khắc phục. Mời mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Pupama nhé!

Nguyên nhân mất sữa, ít sữa một bên

Ngoài những nguyên nhân mất sữa, ít sữa như: chế độ ăn uống không đủ chất, ăn phải các thực phẩm gây mất ít sữa, nghỉ ngơi chưa khoa học, stress, căng thẳng mệt mỏi, mẹ mắc bệnh tuyến vú, thiếu kiến thức Nuôi con bằng sữa mẹ… cũng khiến cho nhiều mẹ vô tình rơi vào tình trạng ít sữa, thậm chí mất sữa.

Theo nhiều chuyên gia hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, rắc rối mà các mẹ sau sinh thường gặp nhất là ít sữa, mất sữa 1 bên. Vậy tại sao lại có hiện tượng này?

Nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta phải kể đến đó là kích thước của 2 bầu ngực của hầu hết các mẹ bỉm sữa đều không có sự bằng nhau. Và chính điều này đã làm cho các chị em thường đặt ra những thắc mắc tại sao một bên ngực to, một bên ngực nhỏ? Theo các chuyên gia đều khẳng định hiếm có người phụ nữ nào mà 2 bên ngực đều nhau. Bình thường, ngực các mẹ một bên 8 một bên 10. Nhưng với những mẹ có cấu tạo 2 bên ngực chênh lệch kích thước quá lớn cũng có thể dẫn tới một bên sữa nhiều một bên sữa ít.

Thói quen chỉ cho bé bú một bên hoặc bé chỉ thích bú một bên là nguyên nhân khiến ngực mẹ càng trở nên lệch. Lâu dần bên ngực không được bé bú nhiều như bên còn lại sẽ ít sữa dần và mất sữa.

Ngoài ra, theo Hiệp hội nuôi con bằng sữa mẹ của Australia, nguyên nhân có thể là do mẹ đã phẫu thuật vú trước đó, khiến một trong hai bên ngực tạo ra ít sữa hoặc không có sữa.

Không chỉ có vậy, một số mẹ bị chấn thương hoặc nhiễm trùng núm vú ở một bên, tắc ống dẫn sữa cũng gây ra tình trạng này.

Mất sữa một bên không quá nguy hiểm nhưng gây phiền phức cho người mẹ trong khi cho bé bú, ảnh hưởng tới tâm lý của mẹ. Hơn nữa, khi bé càng lớn, nhu cầu bú càng cao khiến mẹ không đủ sữa để cung cấp cho bé. Vậy phải làm gì khi bị mất sữa một bên? Mời mẹ đọc tiếp phần dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé.

Phương pháp chữa mất sữa một bên cho mẹ sau sinh

Để chữa trị nhanh chóng được hiện tượng mất ít sữa một bên ngực, mẹ cần phải hiểu rõ được nguyên nhân gây mất ít sữa và nhanh chóng điều chỉnh để đảm bảo dòng sữa về đều cả hai bầu ngực, đủ sữa cho con bú.

Việc đầu tiên mẹ cần làm là hãy cho con bú thật đều và đặc biệt nên cho bé bú nhiều hơn ở bên đang bị mất sữa. Việc cho bé bú nhiều hơn sẽ kích thích các nang sữa, làm thông các nang sữa giúp cho sữa được hình thành nhanh hơn. Cho bé bú nhiều cũng kích thích phản xạ hooc – môn giúp bài xuất sữa nhanh hơn. Tuy vậy, mẹ cần cho con bú đúng cách để lực mút vú mạnh, kích thích sữa về.

Nếu bé không chịu bú, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa. Lưu ý là mẹ nên dùng cách kích sữa cả 2 bên, tuy nhiên mẹ nên kích sữa bên ít sữa với thời gian lâu hơn chút để tăng nguồn sữa mẹ.Ngoài việc tăng cường bú cho con, mẹ cần kết hợp điều chỉnh thêm các yếu tố sau để đảm bảo nguồn sữa về nhiều, đảm bảo chất lượng: đặc (sánh), mát, thơm và giàu dinh dưỡng như:

Chế độ dinh dưỡng ăn uống đủ chất, hợp lý: Mẹ nên ăn đủ chất, tránh xa các thực phẩm cần kiêng khem (thực phẩm có thể gây mất ít sữa, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa và sức khỏe của mẹ). Đây cũng là cách chữa mất sữa an toàn và hiệu quả mẹ có thể áp dụng. Nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ cần ngủ đủ giấc và ngủ sâu, ngủ khoảng 10h/ngày.

Uống đủ nước: mỗi ngày 1-2 ly sữa và uống nhiều nước, nên uống nước ấm là tốt nhất.

Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thỏa mái: Tránh căng thẳng, lo lắng, stress… bởi những tâm lý xấu ảnh hưởng không tốt đến việc tiết sữa và bài xuất sữa.

Sử dụng máy hút, vắt sữa đúng cách. Sau khi trẻ bú xong, mẹ có thể dùng máy hút sữa và sử dụng đúng cách, rút nốt sữa thừa hai bên hết ra. Tránh trường hợp mẹ không hút hết sữa, gây tích tụ sữa dư thừa trong các ống dẫn sữa và lâu dần sẽ mất sữa, ít sữa.

Chữa dứt điểm bệnh tuyến vú, hạn chế ảnh hưởng tới trẻ. Trường hợp mẹ bị bệnh về tuyến vú (viêm tuyến vú, áp xe vú, nứt cổ gà…) cần phải chữa dứt điểm. Nếu trong thời gian cho con bú mẹ bị bệnh cần phải sử dụng thuốc, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Chữa nhanh chứng Thủy Kiệt: tình trạng này có thể khiến cơ thể không có đủ lượng nước cần thiết cho quá trình tạo sữa mẹ. Khi những triệu chứng này được cải thiện, cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn, chuyển hóa năng lượng tốt hơn vì vậy, sữa cũng sẽ nhiều hơn.

Sử dụng thảo dược tăng tiết sữa tự nhiên: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mẹ sử dụng chiết xuất từ rễ Shatavari có nồng độ hooc – môn kích thích tăng tiết sữa lớn hơn gấp 3,5 lần so với các mẹ không được sử dụng chiết xuất này. Cân nặng của những bé được bú mẹ sử dụng Shatavari tăng gấp 1,5 lần so với cân nặng của đứa trẻ khác.

Viết bình luận của bạn