Hướng dẫn trữ và bảo quản sữa mẹ đúng cách
Ngoc Han lanila Hoang
Thứ Ba,
08/03/2022
Có rất nhiều cách trữ sữa mẹ, mỗi cách sẽ có những ưu điểm và lợi thế riêng, các mẹ lựa chọn cách trữ sữa phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình nhé.
Trữ sữa bằng bình thủy tinh, cốc nhựa
Hiện nay có rất nhiều loại bình trữ sữa bằng nhựa cứng trên thị trường, các bạn có thể chọn các loại bình như lansioh, Avent, Medela, Cốc Avent, Cốc Upass, Unimom,...
Bình trữ sữa bằng nhựa tương đối tiện dụng vì có thể sử dụng lại nhiều lần, có nắp cao su thay thế bằng núm ti khi trữ sữa, khi đến cữ các mẹ có thể lắp núm ti vào và hâm sữa cho con ăn rất tiện dụng
Có 1 số loại cốc trữ như Avent, Upass tương đối tiện vì cổ cốc rộng, dễ hớt váng sữa để cho vào bình hâm cho con ăn, sau khi trữ sữa có thể dùng trữ đồ ăn dặm cho con. Hơn nữa cổ nối của cốc trữ sữa khá chặt chẽ, không bị rỉ sữa ra khi lắp và không làm trợt ven khi lắp vào phễu hút sữa.
Không thể phủ nhận rằng bình thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Tuy nhiên cách trữ này có chi phí khá cao, lại khó khăn khi di chuyển do bình thủy tinh dễ vỡ.
Trữ sữa bằng túi trữ sữa
Túi trữ sữa là một trong những cách thức trữ sữa có giá thành rẻ nhất, phong phú các thể loại túi trên thị trường. Các bạn có thể tham khảo các loại túi như Medela, Avent (giá tương đối cao), , Dr mama, G-luck, Mother K, Fisher Price (cảm ứng nhiệt, giá khá ổn, hình thù ngộ nghĩnh), Babytooth, Sunmum, Cmbear, Toddler, Natur, Pur, Lasinoh .. (giá thành rẻ hơn, dung tích đa dạng)
Một lưu ý khi sử dụng túi trữ sữa các bạn nên cân nhắc đó là nên chọn những loại túi có chất lượng tốt, nhiều zip hoặc zip chắc để tránh hiện tượng bị rò sữa (theo phản hồi của 1 số mẹ thì hiện tượng này khá phổ biến với 1 số loại túi trữ rẻ tiền). Khi trữ các bạn không đổ đầy đến miệng túi, ấn hết không khí trong túi ra vì khi sữa đông lại thể tích sẽ tăng lên dễ làm vỡ túi. Túi chỉ sử dụng 1 lần, không được tái sử dụng nhiều lần để trữ sữa các mẹ nhé
Các nguyên tắc bảo quản sữa mẹ
Sữa mẹ sau khi vắt ra nên đổ ngay vào bình đã được khử trùng hoặc túi đựng sữa chuyên dụng. Sau đó, dán nhãn bên ngoài túi trữ sữa, ghi ngày, giờ vắt, ghi tên của bé (nếu bạn gửi bé đi nhà trẻ).
Cất sữa đã vắt vào tủ lạnh ngay khi có thể. Nếu không thể, hãy để sữa ở nhiệt độ phòng có mức nhiệt khoảng 26°C nhưng lưu ý là chỉ để trong vòng 1 giờ, dưới 26 độ để được khoảng 4h đồng hồ Tránh xa những nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác.
Có thể bảo quản sữa lên đến 48 giờ trong tủ lạnh hoặc làm lạnh nhanh trong 30 phút và trữ đông ngay sau đó.
Sữa sẽ tinh khiết ở trạng thái đông. Sữa có thể trữ trong vòng từ 1 – 2 tuần khi được trữ trong tủ lạnh cửa đơn, khoảng ba tháng khi trữ trong tủ lạnh hai cửa có phun sương, sáu tháng trong loại tủ luôn duy trì mức nhiệt là -18° C.
Chia sữa thành các túi nhỏ với dung tích từ 80 – 120 ml để giảm thiểu thời gian làm lạnh, tránh lãng phí, khi rã đông thì sữa tan nhanh hơn.
Nếu bị cúp điện trong thời gian dài, bạn nên lấy các túi sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên.
𝗟𝗨̛𝗨 𝗬́: Sữa mẹ đã hâm ấm và cho con ti dở còn thừa sẽ để lại được trong 1h, không dùng để trữ lại hoặc cấp đông lại